Việc bắt buộc lắp camera hành trình cho xe khách và xe container là đúng với xu thế ứng dụng công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải và nâng cao sự an toàn đối với những hành khách trên xe. Tuy vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất thì bên cạnh việc ban hành quy chuẩn thiết bị, Bộ GTVT cũng cần có hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp tiến hành thực hiện.
Theo quy định tại Nghị định số 10 về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trước ngày 1/7/2021, xe chở khách trên 9 chỗ và xe đầu kéo bắt buộc phải lắp camera hành trình.
Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có doanh nghiệp nào thực hiện, đa phần đều kiến nghị lùi thời gian, do nhiều bất cập, như thiếu quy chuẩn thiết bị, tốn kém không nhỏ, lưu trữ và khai thác dữ liệu không dễ…Suzuki Bình Dương Ngôi Sao sẽ cùng bạn chia sẻ những thông tin hữu ích này, để bạn tham khảo và nắm được các quy định thời hạn của pháp luật đưa ra nhé.
Quy định về lắp đặt camera hành trình ô tô như thế nào trong nghị định 10/2020/NĐ-CP? Có bắt buộc lắp camera hành trình?
Hiện nay tại Việt Nam pháp luật chưa bắt buộc phải lắp camera hành trình đối với xe cá nhân. Đối với xe kinh doanh vận tải (từ 9 chỗ ngồi chở lên) và xe container, đầu kéo được lắp theo lộ trình sau:
Theo khoản 2, điều 13, chương III, nghị định 10/2020/NĐ-CP (Hay còn gọi là nghị định lắp camera hành trình)
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Điều 14 nghị định này quy định:
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Khoản 5, điều 34 của Nghị định quy định:
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera và đảm bảo các yêu cầu sau:
- a) Ghi, lưu trữ hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
- b) Hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi truyền;
Do đó căn cứ theo quy định gắn camera hành trình này thì có thể hiểu, Nghị định 10/2020/NĐ-CP (hay còn được gọi là luật lắp camera hành trình) chỉ bắt buộc lắp với các xe kinh doanh vận tải và các camera này sẽ chụp hình và gửi về tổng cục đường bộ giống như dữ liệu giám sát hành trình.
Xem thêm: Tầm quan trọng của Camera lùi đối với ô tô của bạn
Tình trạng phản hồi của các doanh nghiệp hiện nay đối với việc lắp đặt camera hành trình
Theo quy định này của NĐ 10/2020, sẽ có khoảng 170 nghìn xe (bao gồm 100 nghìn xe khách, 70 nghìn xe container và đầu kéo) phải lắp camera hành trình trên xe. Mặc dù thời gian để hoàn thành việc lắp đặt camera theo quy định không còn dài, nhưng đến thời điểm này vẫn còn nhiều điểm bất cập và nhiều ý kiến trái chiều của doanh nghiệp điều này khiến cho doanh nghiệp chưa thể thực hiện. Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô khách liên tỉnh và du lịch TP. HCM cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp vận tải hành khách tại TP. HCM đều băn khoăn trong việc lựa chọn thiết bị, do chưa có quy chuẩn: “Nhà nước phải công bố quy chuẩn để người ta không nhầm lẫn, nếu không, theo kinh tế thị trường thì ông nào đến chào mời mà giá rẻ thì người ta lắp. Lắp xong rồi sử dụng không được thì nó lãng phí”.
Mặc dù đã cho lắp một số camera phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp, tuy nhiên ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải thương mại Đất Cảng (Hải Phòng) cũng cho rằng, với số lượng hàng trăm nghìn phương tiện cùng truyền dữ liệu camera về Tổng cục Đường bộ Việt Nam thì đó là khối lượng dữ liệu khổng lồ, không dễ lưu trữ hết: “Nếu như chúng ta chưa có nền tảng tốt, tôi nghĩ việc chúng ta triển khai thì ngoài lãng phí về mặt tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thể chưa thể sử dụng được dữ liệu đó để giám sát hoạt động của doanh nghiệp thì nó sẽ gây lãng phí rất lớn cho xã hội”.
Địa bàn Hà Nội có hơn 20.000 xe khách và gần 10.000 xe đầu kéo thuộc diện phải lắp camera. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tuyển, đại diện Sở GTVT Hà Nội thừa nhận, đa số các xe vẫn chưa được trang bị: “Để khai thác hiệu quả việc lắp camera hành trình này, chúng ta sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật để tránh trường hợp người ta đầu tư xong rồi, mai sau những camera đấy lại không đạt, người ta lại phải mua mới, rất lãng phí. Hai nữa là chúng ta phải xây dựng ra những phần mềm để làm sao chúng ta khai thác hiệu quả nhất những thông tin mà chúng ta khai thác từ hệ thống camera giám sát”.
Ngoài những băn khoăn về quy chuẩn, thì vấn đề kinh phí lắp camera hành tình giám sát cũng đang làm đau đầu nhiều chủ doanh nghiệp vận tải, nhất là khi sức khỏe doanh nghiệp đang còn rất “yếu ớt” sau dịch bệnh. Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang cho biết, doanh thu của công ty đến nay chỉ đạt 40-50% so với các năm trước. Với 200 đầu xe đang chạy, thì kinh phí để lắp đặt camera giám sát vào khoảng gần 2 tỷ đồng, đây thực sự là gánh nặng đối với doanh nghiệp lúc này: “Nếu Nghị định và Thông tư đã có hiệu lực thì chúng ta nên lùi lại 2 năm nữa, bởi vì các chuyên gia nhận định là sang năm 2022 may ra mới hoạt động bình thường, 2023, 2024 mới hoạt động ổn định, lúc đó các doanh nghiệp vận tải mới gượng lại được và có nguồn lực để đầu tư cái này”.
“Công ty TNHH Vận tải Thành Công (TP HCM) là đơn vị có hơn 100 xe khách buộc phải lắp camera giám sát trong thời gian tới. Theo ông Trần Phú, tổng giám đốc công ty, cho biết hầu như vấn đề này chưa triển khai được gì vì không có khả năng tài chính”.
Theo ông Phú, do dịch bệnh kéo dài gần 2 năm, hoạt động vận tải thường xuyên “trùm mền”, trong khi giá 1 camera trung bình 8-10 triệu đồng, nếu đầu tư 100 cái, công ty mất 1 tỉ đồng, chưa kể chi phí duy trì 100 camera này hoạt động mỗi năm mất 200 triệu đồng. Đó là gánh nặng rất lớn cho doanh nghiệp (DN). “Chúng tôi đề xuất Chính phủ xem xét lùi thời gian thực hiện quy định này, giúp các DN chống chọi qua dịch bệnh” – ông Phú nói.
Ông Giang Minh Tuấn, Giám đốc HTX Vận tải Đại Việt, cho biết HTX có gần 700 đầu xe, trong đó hơn 200 chiếc thuộc diện phải gắn camera giám Sát nhưng chưa có phương tiện nào được lắp đặt dù thời hạn cận kề. “Khi tìm hiểu các đơn vị chuyên lắp camera thì rất ít nơi có sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy, tích hợp được dữ liệu GPS và camera nên chúng tôi rất đắn đo. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn chưa ban hành quy chuẩn cho camera, nếu lắp đặt rồi sau này bộ ban hành quy chuẩn thì DN lại phải mua loại khác, rất lãng phí” – ông Tuấn bày tỏ.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, báo cáo của các doanh nghiệp, các Hiệp hội vận tải địa phương đều cho thấy, đến thời điểm này, hầu như các doanh nghiệp đều chưa lắp camera theo quy định. Trước nhiều ý kiến của các doanh nghiệp vận tải, các Hiệp hội địa phương và chuyên gia, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đang tổng hợp ý kiến để kiến nghị Bộ GTVT lùi thời hạn hoàn thành việc lắp camera theo quy định thêm 2 năm, tức là đến cuối tháng 6/2023.
Việc bắt buộc lắp camera hành trình cho xe khách và xe container là đúng với xu thế ứng dụng công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải và nâng cao sự an toàn đối với hành khách. Tuy vậy, để việc thực hiện đạt hiệu quả, bên cạnh việc ban hành quy chuẩn thiết bị, Bộ GTVT cần có hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp thực hiện.
Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 10 có hiệu lực (tháng 4/2020) với quy định về bắt buộc lắp camera hành trình đối với xe trên 9 chỗ và xe container, chỉ trong vòng 15 tháng, các doanh nghiệp buộc phải hoàn thành yêu cầu này. Trong khi, đến nay đã gần nửa thời gian trôi qua, quy chuẩn và hướng dẫn vẫn chưa có. Điều này không khác gì đánh đố doanh nghiệp. Nghị định 10/2020 quy định: xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên phải lắp camera bảo đảm ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe, bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống xe. Trong khi đó, Thông tư 12 cũng do Bộ GTVT ban hành lại quy định: số lượng camera lắp trên xe phải quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc, khoang hành khách và cửa lên xuống xe.
Việc thiếu thống nhất giữa các văn bản do chính cùng một cơ quan ban hành, khiến doanh nghiệp vận tải không biết đâu mà lần. Bởi nếu theo Thông tư 12, thì số lượng camera phải lắp sẽ rất khác nhau đối với các xe 30 chỗ trở lên.
Xem thêm: Các loại bằng lái xe đang được sử dụng tại Việt Nam 2021
Một số vấn đề lo ngại của chủ doanh nghiệp đối với việc lắp camera hành trình theo Nghị định số 10/2020/ NĐ-CP
Tốn kém và băn khoăn là một chuyện, chủ doanh nghiệp còn lo ngại về nguy cơ mất an toàn cháy nổ trên xe. Cách đây không lâu, cũng chính Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị vận tải phải tháo các thiết bị lắp thêm như tivi và các thiết bị khác để ngăn ngừa nguy cơ cháy xe. Nay với quy định bắt buộc phải lắp camera, đối với xe khách đóng mới còn có thể rà soát, điều chỉnh thiêu chuẩn an toàn của hệ thống điện, nhưng với xe cũ, có niên hạn sử dụng khoảng 10 năm, an toàn cháy nổ cũng chưa được tính đến, trong khi có rất nhiều xe khách trên 30 chỗ, phải lắp 3 – 4 camera thì nguy cơ cháy nổ càng cao.
Đó là còn chưa kể đến việc, ghi hình đối với hành khách trên xe trong suốt quá trình xe chạy có vi phạm quyền riêng tư của hành khách hay không? Ai đảm bảo các dữ liệu này không bị rò rỉ và sử dụng vào một đích khác, ngoài dự liệu của cơ quan chức năng? Cơ sở nào để phòng ngừa và ràng buộc trách nhiệm trong trường hợp đó?
Quá nhiều câu hỏi khiến doanh nghiệp chưa thể xúc tiến việc lắp camera cho xe chở khách từ 9 chỗ trở lên và xe container như quy định, và trách nhiệm chính, tất nhiên thuộc về cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cụ thể là Bộ GTVT. Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc lắp đặt camera sẽ giúp theo dõi, giám Sát, phát hiện, ghi nhận các hành vi vi phạm quy định pháp luật của tài xế trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông như: Ngủ gật, mất tập trung khi lái xe, sử dụng điện thoại khi lái xe, chở quá số người quy định, có hành vi cư xử thiếu văn hóa với hành khách, lái xe quá thời gian quy định, các tình huống bất thường khác…, giúp đơn vị Kinh doanh vận tải kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, ngăn ngừa tài xế vi phạm. Đồng thời, giúp Cơ quan chức năng có căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm của tài xế và đơn vị Kinh doanh vận tải, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ của hoạt động Kinh doanh vận tải hành khách, nâng cao hiệu quả bảo đảm trật tự an toàn giao thông và an ninh trật tự trong lĩnh vực vận tải ôtô.
Xem thêm: Chu kỳ đăng kiểm và phí đăng kiểm xe năm 2021
Vì vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam không đồng ý đề xuất lùi thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019 đối với các hành vi vi phạm về lắp camera theo quy định tại Nghị định 10/2020 và Thông tư 12/2021 mà Hiệp hội Vận tải ∨iệτ Νaм đưa ra. Đồng thời, yêu cầu các DN vận tải vẫn triển khai lắp camera giám Sát trên xe Kinh doanh vận tải đúng thời hạn theo Nghị định 10/2020. Hiện nay, vẫn chưa có câu trả lời nào chính xác về thời gian lùi ngày lắp camera hành trình cho các phương tiện xe trên 9 chỗ và container cho quý doanh nghiệp cả. Suzuki Bình Dương Ngôi Sao chia sẻ thông tin đến quý khách hàng mong là một thông tin hữu ích nhất. Để cho quý doanh nghiệp cập nhật tình hình làm theo đúng quy định của pháp luật để không bị xử phạt. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xe Suzuki Bình Dương luôn luôn mang đến cho quý khách hàng những thông tin bổ ích nhất giúp cho quý khách hàng tránh được những vấn đề liên quan đến pháp luật cũng như kinh tế của doanh nghiệp hoặc chủ thể cá nhân.
Suzuki Bình Dương Ngôi Sao luôn luôn tự hào là Đại lý chính hãng phân phối tất cả dòng xe Suzuki chất lượng hàng đầu Việt Nam với giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của cá nhân và công ty. Bên cạnh đó Suzuki Bình Dương Ngôi Sao còn có những bề dày kinh nghiệm cũng như những kiến thức chuyên ngành có thể chia sẻ cùng các bạn giúp các bạn đưa ra được những lựa chọn, những quyết định tối ưu nhất khi lựa chọn một chiếc xe chạy gia đình, chạy kinh doanh làm sao mà đạt hiệu quả cao nhất và lợi nhuận cao nhất. Và cũng không thể bỏ qua Suzuki Bình Dương Ngôi Sao cũng sẽ giúp bạn chọn được chiếc xe nào bền bỉ, chất lượng và đảm bảo an toàn cho bạn, gia đình và các hành khách trên xe.
Tất cả những thông tin tư vấn cũng như tất cả những kinh nghiệm sử dụng chúng tôi cũng sẽ mang đến cho bạn sự chủ động nhất với một đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng vô cùng trẻ trung năng động.
Vì vậy hãy cho chúng tôi biết tất cả những yêu cầu của bạn bằng cách liên hệ đến hotline 0921 911 921 hoặc truy cập vào website: www.suzuki-binhduong.vn để nhân viên chúng tôi được chăm sóc bạn một cách chi tiết nhất.
Địa chỉ: 184C/1, Khu phố 1A, An Phú, Thuận An, Bình Dương
Giờ làm việc: 8h – 17h (tất cả các ngày trong tuần)
Hotline: 0921 911 921 liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!