Biển báo giao thông đường bộ luôn là một đề tài mà hầu như ai trong mỗi chúng ta khi tham gia giao thông đều phải nắm rõ. Nó có thể giúp chúng ta lưu thông dễ dàng hơn. Với một hệ thống bao gồm 8 loại biển báo thông dụng như: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn, các loại biển báo phụ, biển báo hiệu lệnh và ký hiệu vạch kẻ đường. Nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người điều khiển phương tiện khi lưu thông trên đường.Quy định biển báo hiệu đường bộ được chia thành 6 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ. Dưới dây là các Loại biển báo giao thông bác tài cần phải nắm.Cụ thể trong đó
Biển báo giao thông – Biển báo cấm
Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
- Hình tròn.
- Nền mầu trắng và viền mầu đỏ.
- Nội dung thể hiện lệnh cấm nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.
- Một số biển được thể hiện khác so với quy tắc chung với khối Biển báo “Cấm” nhưng vẫn thuộc và có ý nghĩa là cấm, thông báo… như biển cấm dừng, cấm đỗ, biển hết hạn chết tốc độ, biẻn STOP
Biển báo cấm là một loại biển báo giao thông có dạng hình tròn. Với đường viền màu đỏ xung quanh và bên trong là hình vẽ màu trắng. Biển báo cấm có ý nghĩa: thông báo cho chủ phương tiện khi tham gia giao thông biết được đâu là những điều không được làm. Và cấm bị làm khi di chuyển trên đoạn đường đó.
Biển báo giao thông – Biển báo nguy hiểm
Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
Biển báo nguy hiểm là nhóm biển quan trọng trong giao thông đường bộ mà người tham gia giao thông cần nhớ, được nhận biết qua hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu. Khi nhìn vào các biển báo này người đi đường sẽ chủ động phòng ngừa xử lý, và phòng tránh tai nạn xảy ra.
Mục đích của biển báo nguy hiểm là cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra vậy nên biển báo này không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như biển hiệu lệnh, hay biển báo cấm).
Biển báo hiệu lệnh
Nhóm các biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.
Nhóm biển hiệu lệnh: Có dạng hình tròn, nền mầu xanh lam, trên biển có hình vẽ mầu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. …
Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, có các loại biển hiệu lệnh dưới đây:
Với các nhóm biển báo hiệu lệnh có hình dạng tròn nền xanh và hình vẽ màu trắng, thường các loại biển báo giao thông đường bộ này nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông thi hành theo. Biển báo hiệu lệnh hình tròn, gồm 9 kiểu và được đánh thứ tự từ 301 đến 309, tất cả có đường kính 70cm
Chi tiết về bảng hiệu lệnh thường thấy trên đường
- Biển số 301a ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được đi thẳng (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định)
Với biển số 301b ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được rẽ phải (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định). Biển này được đặt ở sau nơi đường giao nhau. - Biển số 301c ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được rẽ trái (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định). Biển này được đặt ở sau nơi đường giao nhau.
- Biển số 301d ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được rẽ phải (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định). Biển này được đặt ở trước nơi đường giao nhau, có tác dụng tại nơi giao nhau đằng sau mặt biển.
- Biển số 301e ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được rẽ trái (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định). Biển này được đặt ở trước nơi đường giao nhau, có tác dụng tại nơi giao nhau đằng sau mặt biển.
- Biển số 301f ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định)
- Biển số 301h ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được đi thẳng và rẽ trái (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định)
- Biển số 301i ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được rẽ phải và rẽ trái (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định)
- Biển số 302a “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”, báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi vòng sang phải để qua một chướng ngại vật
- Biển số 302b “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”, báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi vòng sang trái để qua một chướng ngại vật
- Biển số 302c “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi vòng chướng ngại vật theo hướng mũi tên chỉ.
Biển số 303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”, báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau.
Biển số 304 ” Đường dành cho xe thô sơ”, báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ. Biển bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này.
Biển số 305 “Đường dành cho người đi bộ”, báo đường dành cho người đi bộ. Các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
Biển số 306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”, báo tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy. Biển cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ nhỏ hơn trị số ghi trên biển.
Biển số 307 “Hết hạn chế tốc độ tối thiểu”, báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối thiểu. Kể từ biển này các xe được phép chạy chậm hơn trị số ghi trên biển nhưng không được gây cản trở các xe khác.
- Biển số 308a “Tuyến đường cầu vượt cắt qua”, biểu thị phía trước có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ trái.
- Biển số 308b “Tuyến đường cầu vượt cắt qua”, biểu thị phía trước có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ phải
Biển số 309 “Ấn còi”, biểu thị xe cộ đi đến vị trí cắm biển đó thì phải ấn còi.
- Biển số 310a ” Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”, báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định (rẽ trái).
- Biển số 310a ” Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”, báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định (đi thẳng).
- Biển số 310a ” Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”, báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định (rẽ phải).
Biển hiệu lệnh là nhóm biển quan trọng trong giao thông đường bộ Việt Nam. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu… Về nghĩa, nhóm biển báo hiệu lệnh biểu thị những điều phải thi hành.
Biển chỉ dẫn
Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Các biển chỉ dẫn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong cuộc hành trình.
Nhóm biển báo chỉ dẫn gồm có 44 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 444:
- Biển báo 401: Các xe trên trục đường chính được ưu tiên đi trước
Biển chỉ dẫn các xe trên trục đường chính được ưu tiên đi trước - Biển báo 402: Hết đoạn đường ưu tiên
Biển này báo hiệu hết đoan đường quy định là ưu tiên. Trên đoan đường tiếp theo, các xe cộ đi đúng với tốc độ quy định trong Luật Giao thông đường bộ, qua nơi giao nhau ưu tiên bên phải. - Biển báo 403a: Đường dành cho ôtô
Để chỉ dẫn bắt đầu đường dành cho các loại ô tô đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt biển này. - Biển báo: 403b: Đường dành cho ôtô, xe máy
Để chỉ dẫn bắt đầu đường dành cho các loại ôtô, xe máy (kể cả xe gắn máy) đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt biển này. - Biển báo 404a: Hết đường dành cho ôtô
Đến hết đoạn đường dành cho ô tô đi lại phải đặt biển số 404a “Hết đường dành cho ô tô”. - Biển báo 404b: Hết đường dành cho ôtô, xe máy
Đến hết đoạn đường dành cho ôtô, xe máy đi lại phải đặt biển số 404b “Hết đường danh cho ôtô, xe máy” - Biển báo 405a: Đường cụt
Để chỉ lối rẽ vào đường cụt. - Biển báo 405b: Đường cụt
Để chỉ lối rẽ vào đường cụt. - Biển báo 405c: Đường cụt
Để chỉ dẫn đường trước mắt là đường cụt - Biển báo 406: Được ưu tiên qua đường hẹp
Để chỉ dẫn cho người lái xe cơ giới biết mình có quyền được ưu tiên đi trước trên đoạn đường hẹp khi gặp xe đi ngược chiều. Nếu trên hướng đi ngược chiều có xe (cơ giới hoặc thô sơ) đã đi vào phạm vi đường hẹp thì xe đi theo chiều ưu tiên cũng phải nhường đường . - Biển báo 407a: Đường một chiều
Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều đặt sau ngã ba, ngã tư. - Biển báo 407b: Đường một chiều
Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều đặt trước ngã ba, ngã tư. - Biển báo 407c: Đường một chiều
Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều đặt trước ngã ba, ngã tư. - Biển báo 408a: Nơi đỗ xe
Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe, những bãi đỗ xe, bến xe v.v… Chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên mặt đường hoặc bãi đỗ có hình dáng rõ ràng. Phạm vi quy định đỗ xe sẽ hết hiệu lực 10m trước khi đến ngã ba, ngã tư tiếp theo. - Biển báo 408b: Nơi đỗ xe
Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe, những bãi đỗ xe, bến xe v.v… Chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên mặt đường hoặc bãi đỗ có hình dáng rõ ràng. Phạm vi quy định đỗ xe sẽ hết hiệu lực 10m trước khi đến ngã ba, ngã tư tiếp theo. - Biển báo 409: Chỗ quay xe
Để chỉ dẫn vị trí được phép quay đầu xe kiểu chữ U. Biển không cho phép rẽ trái (trừ các xe được quyền ưu tiên theo khoản 2 điều 20 Luật Giao thông đường bộ). - Biển báo 410: Khu vực quay xe
Để chỉ dẫn khu vực được phép quay đầu xe kiểu chữ U. Trên biển mô tả cách thức tiến hành quay đầu xe. Biển không cho phép rẽ trái (trừ các xe được quyền ưu tiên theo khoản 2 điều 20 Luật Giao thông đường bộ). - Biển báo 411: Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường
Để chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường. Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải giữ đúng hướng đã được chỉ dẫn trên mỗi làn. - Biển báo 412: Làn đường dành cho ôtô khách
Để chỉ dẫn cho người lái xe biết có làn đường dành riêng cho ôtô khách (kể cả ôtô buýt, taxi). Biển được đặt ở đầu đường theo hướng đi của ôtô khách. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này
Biển báo phụ
Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm mục đích bổ trợ, thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển đó. Trong các trường hợp đặc biệt, khi có biển phụ đi kèm với các loại biển trên thì người lái xe phải thực hiện theo nội dung được thể hiện trên biển phụ.
Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.
Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510:
Biển báo 501: Phạm vi tác dụng của biển Để thông báo chiều dài đoạn đường nguy hiểm hay đoạn đường phải thi hành lệnh cấm hoặc hạn chế. |
Biển báo 502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu Để thông báo khoảng cách thực tế từ vị trí đặt biển đến đối tượng báo hiệu ở phía trước. |
Biển báo 503a: Hướng tác dụng của biển Đặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi. |
Biển báo 503b: Hướng tác dụng của biển Để chỉ đồng thời 2 hướng tác dụng (trái và phải) của biển chính hoặc được đặt với biển báo nhắc lại lệnh cấm và hiệu lệnh. |
Biển báo 503c: Hướng tác dụng của biển Đặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi. |
Biển báo 503d: Hướng tác dụng của biển Để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi. |
Biển báo 503e: Hướng tác dụng của biển Để chỉ đồng thời 2 hướng tác dụng (xuôi và ngược) của biển báo nhắc lại lệnh cấm dừng và cấm đỗ xe. |
Biển báo 503f: Hướng tác dụng của biển Để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi. |
Biển báo 504: Làn đường Biển được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay bên dưới đèn hiệu để chỉ làn đường chịu hiệu lực của biển (hay đèn hiệu) báo lệnh cấm – và hiệu lệnh trên làn đường đó. |
Biển báo 505: Loại xe Biển được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn để chỉ loại xe chịu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn đối với riêng loại xe đó. |
Biển báo 506a: Hướng đường ưu tiên Biển được đặt bên dưới biển chỉ dẫn số 401 trên đường ưu tiên để chỉ dẫn cho người lái xe trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư. |
Biển báo 506b: Hướng đường ưu tiên Biển được đặt bên dưới biển số 208 và biển số 122 trên đường không ưu tiên để chỉ dẫn cho người lái xe trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư. |
Biển báo 508: Hướng rẽ Biển được sử dụng độc lập để báo trước cho người biết gần đến chỗ rẽ nguy hiểm và để chỉ hướng rẽ. |
Biển báo 509: Biểu thị thời gian Biểu thị thời gian. |
Biển báo 510: Chiều cao an toàn Để bổ sung cho biển 239 “Đường cáp điện ở phía trên”, phải đặt biển số 509 “chiều cao an toàn”, biển này chỉ rõ chiều cao an toàn cho các phương tiện đi qua đoạn đường có dây điện bên trên. |
Vạch kẻ đường – Biển báo giao thông đường bộ
Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông.
Vạch kẻ đường cũng được coi là một biển báo giao thông để hướng dẫn, khiển giao thông trên đường. Với biển báo này sẽ giúp người điều khiển xe, đảm bảo được khả năng thông xe cũng như sự an toàn dành cho người lái khi tham gia giao thông.
Vạch kẻ đường có 2 loại khác nhau là
- Vạch kẻ đường nằm thẳng
- Vạch kẻ đường nằm ngang
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, người tham gia giao thông cần chấp hành vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.
Bộ GTVT ban hành Điều lệ báo hiệu Đường bộ; trong đó có quy định về “Vạch kẻ đường”, là một dạng báo hiệu đường bộ để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao ATGT và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: Vạch nằm ngang và Vạch đứng.
– Vạch nằm ngang
Vạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những loại vạch khác quy định phần đường xe chạy. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng. Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ biển báo. Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:
– Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch liền gồm vạch đơn và vạch kép.
+ Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
+ Vạch dọc liền kép thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy vớitốc độ cao, cốt để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
+ Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
+ Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình).
– Vạch ngang đường: Gồm vạch liền và vạch đứt quãng và có thể là vạch đơn hay vạch kép:
+ Vạch liền ngang phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông.
+ Vạch đứt quãng ngang đường dùng để phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.
| Vạch liền, nét màu trắng, rộng 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm. Đối với vạch này xe không được đè lên vạch. | ||
| Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm, dùng để xác định mép phần xe chạy trên các trục đường. Xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết. | ||
| Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch. | ||
| Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm, để xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe. | ||
| Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3. Vạch dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo một hướng. | ||
| Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1, dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều. | ||
| Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m. Vạch được kẻ Theo đường cong Theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau. | ||
| Là vạch đứt quãng màu trắng rộng0,4m. Vạch dùng để quay định danh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy. | ||
| Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m.Vạch quay định danh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe. | ||
| Là vạch đứt quãng màu vàng. Vạch xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe. |
Biển báo trên đường cao tốc
Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.Biển báo trên đường cao tốc luôn là vấn đề được các tài xế lái xe đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đến các bạn về Biển báo trên đường cao tốc Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường.
Bởi biển báo chỉ dẫn cũng như chính cái tên trong quy định luật giao thông đã đặt cho chính nó, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết, giúp họ tham gia giao thông một cách thuận lợi nhất có thể trên chặng đường di chuyển.
Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao được quy định, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.
Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác biệt so với biển báo giao thông thông thường.
Đặc điểm biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Các loại biển báo được sử dụng trên đường cao tốc:
Biển báo theo hiệp định GMS
Hiện nay, khi tham gia giao thông trên đường bộ, nhiều người trong chúng ta nhìn thấy một số kiểu biển báo hiệu giao thông có hình thức và nội dung khác với 6 loại biển báo hiệu giao thông từ trước đến nay ở Việt Nam, thậm chí có nhiều biển báo lần đầu tiên xuất hiện. Đó là hệ thống biển báo hiệu sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại (gọi tắt là Hiệp định GMS) mà Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia vào năm 1999. Việc lắp đặt các hệ thống biển báo trên các tuyến đường đối ngoại giúp cho người nước ngoài nói chung, và công dân các nước tham gia Hiệp định GMS nói riêng có thể nhận biết được các báo hiệu trên đường giao thông ở Việt Nam điều khiển phương tiện giao thông được thuận lợi, an toàn và nhanh chóng (điều này cũng có ý nghĩa, tác dụng đối với người tham gia giao thông là người Việt Nam).
Chúng tôi xin thông tin về các loại biển báo hiệu sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS QCVN 41:2016/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08 tháng 4 năm 2016 như sau:
Biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực
Để báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực cho tất cả các tuyến đường trong một khu vực (hiệu lực cho cả khu vực), phải cắm biển “Bắt đầu vào khu vực” (biển số R.E,9a;
R.E,9b; R.E,9c; R.E,9d). Từ ZONE được biểu thị ở phía trên và chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn được biểu thị ở bên dưới:
– Để cấm đỗ xe trong khu vực, phải cắm biển R.E,9a “Cấm đỗ xe trong khu vực”;
– Để cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực, phải cắm biển R.E,9b “Cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực”;
– Để quy định khu vực đỗ xe, phải cắm biển R.E,9c “Khu vực đỗ xe”;
– Để quy định hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực phải cắm biển R.E,9d “Hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực”.
Biển hết hiệu lực khu vực
Để chỉ dẫn ra khỏi khu vực có báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực trong một khu vực phải cắm biển “Ra khỏi khu vực” (biển số R.E,10a; R.E,10b; R.E,10c; R.E,10d)
– Để báo hiệu hết cấm đỗ xe trong khu vực phải cắm biển R.E,10a “Hết cấm đỗ xe trong khu vực”;
– Để báo hiệu hết cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực phải cắm biển R.E,10b “Hết cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực”;
– Để quy định hết khu vực đỗ xe phải cắm biển R.E,10c “Hết khu vực đỗ xe”;
– Để quy định hết hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực phải cắm biển R.E,10d “Hết hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực”.